Công tác tôn giáo > Một số giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tình trạng vay tiền, mua nợ hàng hóa lãi suất cao trong vùng đồn

Một số giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tình trạng vay tiền, mua nợ hàng hóa lãi suất cao trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

13/06/2018


Trong những năm gần đây, tình trạng các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhận đầu tư (mua nợ) giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp... có tính lãi cao hoặc vay nặng lãi để chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và an ninh trật tự xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
nh phúc trong giai đoạn hiện nay.

Tính đến đầu tháng 4/2018, theo thống kê chưa đầy đủ của Tỉnh ủy, đã có 509 người ở 12 huyện làm đầu mối cho vay tiền với lãi xuất 2-5%/tháng (Krông Pa, Ia Pa, Đăk Pơ, Chư Prông, Phú Thiện, Kbang, Ayun Pa, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Păh, Pleiku); 8.590 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại 07 huyện (Krông Pa, Ia Pa, Chư Prông, Phú Thiện, Đăk Đoa, Đức Cơ, Chư Păh) và Tp.Pleiku vay tiền với lãi xuất cao, riêng ở Krông Pa có đến 08 hộ ở phải bán đất để trả nợ.
Thực trạng trên chủ yếu là do: một số hộ chưa có ý thức rõ ràng về hậu quả của việc mắc nợ vay lãi xuất cao, chưa có kế hoạch chi tiêu trong gia đình cũng như bố trí tái đầu tư sản xuất chưa hợp lý; công tác tuyên truyền, vận động của hệ thống chính trị ở cơ sở về các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả, chưa thiết thực, nhất là việc phổ biến, hướng dẫn người dân tiếp cận và làm thủ tục vay các quỹ tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại của cán bộ địa phương chưa cụ thể, chưa triệt để nên còn tâm lý lo ngại khi vay vốn trong nhân dân. Bên cạnh đó là hoạt động của các cơ sở tư thương, các đối tượng cho vay nặng lãi ngày càng tinh vi, việc cho mua nợ, vay lãi rất dễ dàng, chỉ cần thỏa thuận miệng, không thủ tục rườm rà, có thể vay bất cứ thời điểm nào đã đánh trúng tâm lý của người dân, trong khi các biện pháp quản lý của nhà nước về lĩnh vực này còn lỏng lẻo, nhiều sơ hở.

Hậu quả là người dân phải chịu những tổn thất lớn về cả kinh tế lẫn tinh thần. Với suy nghĩ đơn giản, nếu nông sản được mùa, được giá, không gặp rủi ro thì sẽ nhanh chóng trả hết nợ; tuy nhiên người dân không lường trước được hậu quả nếu mất mùa, mất giá, chi tiêu phung phí không trả đúng hạn thì “lãi mẹ đẻ lãi con”, nợ nần chồng chất, phải dùng đất đai để gán nợ và trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Tình trạng này kéo theo các hệ lụy không hề nhỏ, ảnh hưởng tới sự phát triển mọi mặt của địa phương nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực người kinh và người đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng xa, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó giảm, tỷ lệ trẻ em đến trường không đảm bảo; những nỗ lực từ chính sách phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số không đạt hiệu quả; người dân hoang mang, mất niềm tin vào Chính quyền, vào Đảng.
Do đó, cần có những giải pháp để giải quyết hiệu quả nạn vay tiền, mua nợ hàng hóa lãi suất cao trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức đầy đủ về tác hại, hậu quả của việc vay tiền, mua nợ hàng hóa lãi xuất cao từ các hộ tư thương; vận động bà con tham gia các đoàn thể, các chi hội ở địa phương để được tư vấn, giúp đỡ cách thức sản xuất, để được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi theo các dự án của Chính phủ.
Đây là nhóm giải pháp căn bản, xuyên suốt. Công tác tuyên truyền, vận động muốn đạt hiệu quả cao cần xây dựng được đề cương tuyên truyền cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở và sử dụng những hình thức chuyển tải phong phú, đa dạng (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; bằng pa nô, áp phích; các tiểu phẩm; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu...); trong công tác vận động cần phát huy tốt vai trò của lực lượng nòng cốt trong Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Hai là, cần rà soát các hộ hiện đang vay tiền, mua nợ hàng hóa lãi suất cao trên địa bàn để có biện pháp giúp đỡ kịp thời nhằm ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất; đồng thời với đó là tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức (đại lý, hộ tư thương) cam kết không được cho vay, mua nợ hàng hóa với lãi suất cao hơn so với quy định của ngân hàng nhà nước, trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đây là giải pháp cần được ưu tiên triển khai ngay, nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả của việc vay tiền, mua nợ hàng hóa lãi suất cao trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện tốt giải pháp này cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của ngành chức năng như công an, kinh tế, khuyến nông và phải áp dụng linh hoạt các giải pháp từ mềm dẻo đến nghiêm khắc theo pháp luật.

Ba là, chú trọng triển khai các chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong quá trình thực hiện cần xây dựng các phương án cụ thể, phù hợp với thổ nhưỡng, nhu cầu chính đáng của người dân; cấp ủy, chính quyền cần định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; thực hiện tốt chuỗi liên kết giữa chính quyền với doanh nghiệp và nông dân trong quá trình đầu tư sản xuất, nhất là khâu tiêu thụ nông sản để tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”; quan tâm đào tạo nghề, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiếu số để nâng cao trình độ, năng xuất lao động.

Bốn là, chính quyền cơ sở thực hiện việc rà soát các hộ gặp khó khăn, có nhu cầu vay vốn sản xuất, sửa chữa nhà ở để vận động, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi từ các Quỹ hỗ trợ, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp; khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng chi nhánh đến các huyện, xã để nhân dân dễ tiếp cận nguồn vốn vay với lãi xuất cạnh tranh./.
 
 
Thu Nguyệt
|< < 1 > >|


 
 
Copyright © 2014 Ban Dân vận tỉnh ủy Gia Lai
Chịu trách nhiệm:  
Giấy phép số: 10/GP-STTTT ngày 22 tháng 12  năm 2014 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (0269) 3716046. Email: bandanvangl@gmail.com