Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống > Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng t

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai

28/10/2017


Ngay sau khi Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo quán triệt, phổ biến Chỉ thị đến cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2168/KH-UBND, ngày 12 tháng 6 năm 2015.
Ban Dân vận Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 01-HD/BDVTU, ngày 21 tháng 10 năm 2015; Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh ban hành Hướng dẫn số 149/HD-TH, ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW...đến 100% tổ chức cơ sở đảng, hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin cấp cơ sở, kết quả đã có 95% cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân được quán triệt, phổ biến Chỉ thị 43-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến công tác nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Qua quán triệt, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm của Đảng trong việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm lo, hỗ trợ nguồn lực vật chất, tinh thần được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần động viên, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương về việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học; các cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành khảo sát điều tra thực trạng tình hình các đối tượng bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin trên địa bàn. Hiện nay, toàn tỉnh có 13.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học. Trong đó, 6.000 nạn nhân trực tiếp và 7.000 nạn nhân gián tiếp trong đó, có 2.592 người đã được hưởng chế độ, chiếm 19,94%; tiến hành rà soát đối tượng chết và hưởng sai chế độ để cắt giảm 311 trường hợp. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, đầu năm 2015 đã đưa vào hoạt động Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bình quân mỗi năm tiếp nhận 32 nạn nhân; đến nay đã tổ chức được 20 đợt xông hơi tẩy độc cho 318 lượt người.... Ngoài ra, chính sách của Nhà nước, những năm qua, các cấp hội tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh quyên góp, ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh (được trên 6 tỷ đồng); đã hỗ trợ, giúp đỡ hộ gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin tăng gia, sản xuất với số tiền trên 1,2 tỷ đồng; vận động, hỗ trợ xây dựng mới 18 căn nhà với số tiền 900 triệu đồng; sửa chữa 27 căn nhà với số tiền 580 triệu đồng; tặng hàng trăm sổ tiết kiệm với số tiền gần 01 tỷ đồng; đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị tại Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân trên 01 tỷ đồng; thực hiện chế độ điều dưỡng cho 887 lượt nạn nhân; thực hiện chế độ Bảo hiểm Y tế bình quân hằng năm cho 2.620 nạn nhân/năm; các doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ nuôi dưỡng suốt đời 30 cháu nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam 300.000 đồng/tháng...phối hợp với các ngành chức năng giải quyết chế độ chính sách ưu đãi cho 2.592 đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đảm bảo đúng quy định.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến nạn nhân, công tác củng cố, xây dựng tổ chức, phát triển hội viên mới .Tính đến 31 tháng 12 năm 2016, toàn tỉnh có 17/17 huyện, thị xã, thành phố; 95/120 tổ chức hội xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện thành lập hội (tăng 02 tổ chức cơ sở hội so với năm 2015); 259/2.161 thôn, làng, tổ dân phố (tăng 12 chi hội so với năm 2015) với 7.396 hội viên (tăng 207 hội viên so với năm 2015) chất lượng hoạt động của hội các cấp được chú trọng. Năm 2015, có 23/92 đơn vị xuất sắc, đạt 25%; 53/92 đơn vị khá, đạt 57,6%; 16/92 đơn vị trung bình, đạt 17,4%. Năm 2016, có 27/95 đơn vị xuất sắc, đạt 28,4%; 51/95 đơn vị khá, đạt 53,7%; 17/95 đơn vị trung bình, đạt 17,9%.
 Trong năm 2015 và 2016, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh được Trung ương Hội tặng 02 bằng khen, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng 02 bằng khen và là 1 trong 10 Hội nạn nhân có hoạt động xuất sắc, tiêu biểu trong toàn quốc.
Nhìn chung, qua 02 năm quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền hoạt động của các cấp hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đối với việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học và thực hiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Quan tâm, tạo điều kiện về quản lý nhà nước, hỗ trợ kinh phí, trụ sở, điều kiện làm việc để hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp hoạt động. Sự liên kết, phối hợp giữa các cấp hội với các ban, ngành chức năng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được duy trì. Các cấp hội đã bám sát cơ sở, gắn bó với hội viên, đẩy mạnh các hoạt động, từng bước đáp ứng nhu cầu, lợi ích thiết thực của nạn nhân, thu hút được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và nhân dân. Vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện của hội ngày càng được khẳng định, với nhiều mô hình hoạt động phù hợp, đạt hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, bên canh những kết quả đạt được, việc triển khai Chỉ thị 43-CT/TW còn những tồn tại, hạn chế như sau: Việc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp cơ sở chưa thường xuyên, liên tục; việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị có nơi còn chậm, thiếu các giải pháp cụ thể và đồng bộ. Một số cấp ủy, chính quyền chưa thật quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức, cán bộ hội các cấp. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, bố trí kinh phí, điều kiện đảm bảo cho hội hoạt động còn bất cập và khó khăn. Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam chưa được cụ thể hóa thực hiện kịp thời. Việc tuyên truyền, vận động xã hội hóa khắc phục hậu quả chất độc hóa học, chăm sóc, giúp đỡ gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin có mặt còn hạn chế. Công tác phối hợp với mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các ngành chức năng trong việc nắm bắt tình hình cơ sở; tuyên truyền, vận động thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW có nơi chưa thường xuyên và chặt chẽ. Một số tổ chức hội cơ sở chưa phát huy tốt vai trò, chức năng của tổ chức hội, công tác tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, vai trò làm nòng cốt việc trong thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW còn hạn chế.
Qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW có thể rút ra một số kinh nghiệm đó là:
Một là, thường xuyên nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, về vị trí, vai trò của hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động của hội.
Hai là, hoạt động của hội phải thiết thực, hiệu quả, hình thức hoạt động phải đa dạng, khuyến khích phối hợp hoạt động, sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân để vận động nhiều nguồn lực cho việc chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Ba là, cấp ủy, chính quyền thường xuyên chăm lo, củng cố, xây dựng tổ chức, cán bộ hội vững mạnh, nhất là ở cơ sở; lựa chọn, bố trí cán bộ hội có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác hội; quan tâm công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo tính thừa kế, đổi mới trong công tác cán bộ để hội hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW; công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, công tác hội; kịp thời giải quyết những nảy sinh mới phức tạp đặt ra; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy hoạt động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở địa phương, cơ sở.
Ngọc Thọ
|< < 1 > >|


 
 
Copyright © 2014 Ban Dân vận tỉnh ủy Gia Lai
Chịu trách nhiệm:  
Giấy phép số: 10/GP-STTTT ngày 22 tháng 12  năm 2014 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (0269) 3716046. Email: bandanvangl@gmail.com