Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai tạo điều kiện cho ngườidân vay vốn ngân hàng

12/11/2024
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đặt mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, xây dựng nông thôn mới và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong nhiều năm qua, ngành Ngân hàng luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong các lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng và đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng tín dụng hiệu quả đối với lĩnh vực này. Cụ thể: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 (Nghị định 41/2010/NĐ-CP) với nhiều giải pháp đặc thù mang tính đột phá, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó chính sách cho vay tín chấp với hạn mức phù hợp là bước đột phá lớn nhằm tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Chính sách này được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện vào năm 2015 (Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015) và gần đây nhất là năm 2018 (Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018) với nhiều điểm đột phá, như: Mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã được nâng lên gấp đôi so với năm 2015.Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.Hoàn thiện chính sách xử lý rủi ro đối với khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.Bổ sung quy định về quản lý dòng tiền liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay.
Nhìn chung, hoạt động cho vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là ở 03 đơn vị ngân hàng trên địa bàn: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônĐông Gia Lai và chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội nên các chi nhánh này đã dành tỷ trọng lớn nguồn vốn để ưu tiên đầu tư mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh cho vay tại các vùng sản xuất chuyên canh, hộ gia đình, các nông hộ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thu mua chế biến hàng nông sản, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương; nguồn vốn cho vay đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng tỷ lệ hộ khá, giải quyết việc làm ở địa phương, cải thiện đời sống của nông dân, thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn.
Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 30/9/2024 đạt23.412 tỷ đồng với 178.930 khách hàng, chiếm tỷ trọng20,4% tổng dư nợ cho vay. Trong đó: Dư nợ cho vay ngành chăn nuôi: 6.206 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,5%dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.Dư nợ cho vay ngành cà phê: 7.008 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,9%dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn(Trong đó: Cho vay tái canh cà phê: 49 tỷ đồng).Các đơn vị ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện cho hội viên nông dân được vay vốn và sử dụng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nếu đủ các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, các đơn vị ngân hàng đã triển khai các giải pháp đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân thông qua Tổ vay vốn có ủy thác cho cho tổ trưởng thu lãi với mục tiêu đề ra là: phấn đấu chuyển toàn bộ khách hàng cá nhân có dư nợ từ 200 triệu đồng trở xuống cho vay qua Tổ vay vốn và thực hiện ủy thác cho Tổ trưởng thu lãi; đồng thời chuyển dịch mở rộng dần đến khách hàng có dư nợ từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng trở xuống đủ điều kiện vào tổ vay vốn và gắn với việc phát triển dịch vụ. Đến nay, 03 đơn vị ngân hàng đã có 5.071 tổ vay vốn với 182.489  tổ viên và dư nợ 10.596 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 45,2%/ tổng dư nợ vay nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, có 1.747 tổ vay vốn Hội nông dân với 65.070 tổ viên và dư nợ 4.347 tỷ đồng; chiếm 41%/ tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn và chiếm 18,6%/ tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, các đơn vị ngân hàng đã triển khai có hiệu quả phương thức cho vay theo hạn mức quy mô nhỏ gắn với phát triển hạn mức thấu chi nông thôn không chỉ mở rộng quy mô tín dụng đối với khách hàng cá nhân gắn với việc phát triển các dịch vụ khác mà còn tạo nên hệ sinh thái trong thanh toán không dùng tiền mặt vùng nông thôn như: mở tài khoản thanh toán, VietQR, mở thẻ ATM để cung cấp dịch vụ chuyển tiền, ủy quyền thanh toán tiền điện, tiền nước, cước viễn thông; các khoản chi phí mua hàng hóa, dịch vụ như vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, vật dụng gia đình, đóng học phí cho con cái, dịch vụ y tế và các dịch vụ đi kèm như: bảo an tín dụng, bảo hiểm xe máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, từng bước đưa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng đến với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đến từng hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là người nông dân; tạo tiền đề vững chắc để từng bước thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 tại địa bàn tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng chính phủ.
Để đưa nguồn vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng đến với địa bàn vùng xa, các đơn vị ngân hàng trên địa bàn cũng đã thí điểm triển khai các Điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng trên địa bàn các xã vùng sâu-vùng xa như: Sơ Pai, Đak Smar, Krong, Lơ Ku, Sơn Lang (điển hình triển khai trong công tác này là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Gia Lai). Việc đưa nguồn vốn ngân hàng đến khắp các thôn, làng là bước chuyển quan trọng trong việc triển khai thực hiện xã hội hóa công tác ngân hàng, gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các Hội đoàn thể và Ngân hàng trong thực hiện chính sách tam nông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, hộ gia đình tại mọi vùng, mọi nơi có thể tiếp cận nguồn vốn vay an toàn, nhanh chóng, thuận tiện qua đó góp phần lớn trong hạn chế hoạt động “tín dụng đen” tại địa bàn nông thôn.
Bên cạnh đó, việc triển khai các nguồn vốn để người nông dân vay vốn còn gặp nhiều khó khăn như: Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ. Thực tế này ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ; sản xuất theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Thứ ba, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung cầu, sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thường diễn ra, trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường cũng như quy hoạch còn bất cập. Nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, tạo áp lực trong quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Thời gian tới, để người nông dân tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng chi nhánh tỉnh Gia Lai đề xuất các giải pháp thực hiện như sau:
Thứ nhất, các sở ban, ngành tiếp tục đánh giá, dự báo và cảnh báo về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Thứ hai, các địa phương tiếp tục quan tâm chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp; chủ động triển khai, hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận tài sản hình thành trên đất nông nghiệp để người dân có thể làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp vay vốn để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có tài sản bảo đảm thế chấp vay vốn ngân hàng.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh tiếp tục triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư  vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Thứ tư, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp cần chủ động tiếp cận đánh giá nhu cầu thị trường, nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất, lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận vốn vay tại các tổ chức tín dụng.

 
Hải Hạnh

Tin khác

|< < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10... > >|